Current View
Năm 2008 đã đến với chúng ta bằng một sự kiện quan trọng trong giới khoa học. Đó là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 của Max Planck, người khai sáng thuyết lượng tử.

Cha đẻ của thuyết Lượng tử, người đã mang lại “ánh sáng” cho thế giới vi mô, cũng như Newton đã từng mang lại ánh sáng cho thế giới vĩ mô, chính là nhà Vật lý học Max Planck, khi ông khám phá rằng ở cấp độ vi mô sự trao đổi năng lượng không diễn ra liên tục mà rời rạc theo từng gói tí hon được gọi là “lượng tử”. Khám phá này – cùng với khám phá về bản chất lưỡng tính “sóng lẫn hạt” của ánh sáng 5 năm sau đó của Einstein – chính là những tiên đề nền tảng cho cuộc cách mạng lượng tử.

Thuyết Lượng tử không những giải thích chính xác sự cấu tạo vật chất mà Democrit đã hình dung, mà còn quyết định rất lớn sự phồn vinh của nhân loại. Cuối thế kỷ 20, thế giới vật lý dựa lên hai cột trụ mới là thuyết Tương đối của Einstein và thuyết lượng tử của Planck. Nhưng đối với đời sống thực tế của con người thì ba cột trụ của khoa học có ảnh hưởng quyết định là cuộc cách mạng lượng tử, cách mạng sinh học DNA, và cách mạng máy tính, với mức độ chưa từng có trước đó trong lịch sử.

Ngày nay, thuyết lượng tử, không những là nền tảng của vật lý và thiên văn hiện đại, hoá học và sinh học, mà còn đưa đến hai cuộc cách mạng máy tính và sinh học phân tử. Không những thế, nó sẽ có thể thực hiện những cuộc hợp phối giữa những cuộc cách mạng đó đầy lý thú. Một “tương lai lượng tử” hứa hẹn đang chờ đợi. Nói tóm lại, thuyết Lượng tử sẽ thâm nhập cũng như làm nảy sinh ra những công nghệ đỉnh cao, cách mạng nhất của thế kỷ 21 và cả trong ba cuộc cách mạng khoa học vĩ đại của nhân loại.

- “Mắt ông hướng về những cái vĩnh cửu, nhưng ông vẫn dự phần hàng ngày vào tất cả những gì thuộc về phạm vi con người và thời đại. Thế giới con người sẽ khác đi và tốt đẹp biết bao, nếu có nhiều hơn nữa những người lãnh đạo như ông” - (Albert Einstein)

- “Một hành động độc nhất mà người quá cố đã thực hiên một nửa thế kỷ trước, và đã đem lại một khúc quanh mới không những cho ngành vật lý, cho toàn ngành khoa học tự nhiên, mà cũng còn cho cái thế giới vật lý của tất cả con người.” - (Max von Laue)

- “Hầu như không có một khám phá trong lịch sử khoa học nào đã tạo ra những kết quả ngoại hạng như thế… như là những kết quả đã trực tiếp phát sinh ra từ khám phá của Planck về lượng tử tác dụng cơ bản… Nhưng thuyết lượng tử còn làm một cái gì nhiều hơn nữa. Nó đem lại một cuộc cách mạng triệt để trong sự diễn giải khoa học của các hiện tượng tự nhiên” - (Niels Bohr)
Trang chủ