Current View
Khác với cuộc sống của con người dân sự, anh ta được tự mình lập kế hoạch cho những việc mình cần làm, dù ở trong trường hợp này hay trường hợp kia, số phận của người quân nhân được quyết định phần lớn "từ trên". Theo quy định, việc quân nhân đó phục vụ ở đâu phụ thuộc vào ý định của thủ trưởng cấp trên. Trường hợp này thường là một cái cớ mà người sĩ quan đưa cho gia đình mình, khi những người ruột thịt trải qua cảm giác khó chịu sau chuyến đi.

Trong thời gian phục vụ lâu dài của mình, tôi không bao giờ từ chối bất cứ nhiệm vụ nào và những người thân của tôi cũng không bao giờ than vãn rằng tôi đã đồng ý di chuyển theo bước đường phục vụ. Tâm hồn tôi luôn bình thản.

Trước khi tôi được bổ nhiệm vào năm 1982 làm Trưởng cố vấn quân sự tại CHXHCN Việt Nam, tôi từng phục vụ trên cương vị Phó Tổng tư lệnh quân đội vùng Viễn Đông. Còn Tổng tư lệnh lúc đó là đại tướng Govorov Vladimir Leonidovitch. Công việc rất thú vị, mọi thứ diễn ra tốt đẹp, mối quan hệ với con người thông minh và chân thành đó là mối quan hệ tốt nhất, và tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ sớm phải thay đổi vị trí phục vụ.

Vào đầu mùa xuân năm 1982 tại Đại bản doanh quân đội vùng Viễn Đông đã diễn ra cuộc bầu chọn các chỉ huy, sẽ được mời làm (cố vấn) bởi ban lãnh đạo các Quân đội nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia, và tôi nhận lệnh của Tổng tư lệnh quân đội vùng Viễn Đông, chịu trách nhiệm cho nhóm này. Đã diễn ra những cuộc trao đổi trong đó nói rằng sau cuộc bầu chọn, tôi sẽ bay đến CHXHCN Việt Nam trên cương vị cố vấn quân sự cấp cao. Rõ ràng, điều này liên quan đến việc bầu chọn tiến hành rất tốt. Nhiều đồng chí Việt Nam, Lào và Campuchia đã nhận được những thông tin mới thú vị và, theo đánh giá của họ, họ rất hài lòng.

Những cuộc trao đổi về nhiệm vụ sắp tới của tôi trong vai trò Trưởng cố vấn quân sự tại CHXHCN Việt Nam không làm tôi nản lòng. Tôi tin rằng kinh nghiệm của mình tại cụm quân Trung tâm với cương vị tư lệnh một quân đoàn, tại CHND Mông Cổ ở vị trí tư lệnh tập đoàn quân số 39, tại cụm quân Phương Nam trên cương vị tư lệnh cụm quân này, kinh nghiệm phục vụ tại Ethiopia, và phục vụ trên cương vị Phó Tư lệnh thứ nhất quân khu Trung Á, nơi phải dành nhiều sự quan tâm đến các vấn đề dân tộc đã cho tôi không chỉ kinh nghiệm quân sự thực tế lớn, mà còn cho tôi học được nhiều điều trong vấn đề xây dựng mối quan hệ với cư dân địa phương.

Là một cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, tôi đã hiểu ra khá nhiều và trong quá trình hoạt động chiến đấu ở các nước châu Âu, đặc biệt trong tiến trình thực hiện chiến dịch tấn công Moravia-Ostrava tháng Ba - tháng Năm năm 1945, nơi tôi đã gặp những người Ba Lan, Séc và Slovak trong giai đoạn chiến đấu. Cuối cùng, giúp tôi rất nhiều là nhiệm kỳ của tôi làm thư ký văn phòng đảng của tổ chức đảng thời gian học tập tại Học viện quân sự mang tên Voroshilov, bởi vì tôi phải giữ liên lạc với tất cả các nhóm học viên của các nước xã hội chủ nghĩa.

Từ những mối quan hệ trên, tôi rút ra kết luận rằng mối quan hệ tin tưởng và tôn trọng với mình từ phía những người đại diện của bất kỳ quốc gia nào chỉ có thể đạt được khi ta thật sự chân thành, không đạo đức giả, sống bằng các lợi ích của họ, tôn trọng tình cảm quốc gia, phong tục và truyền thống của họ một cách sâu sắc và chân thành. Trong vấn đề này, từ phía mình, bạn cần phải không có bất kỳ một sự giả tạo, khoe khoang nào và v.v. Hình thành nên trong bản thân mình những phẩm chất như vậy - vô cùng khó, nhưng cần thiết. Vì quân nhân phải là người có văn hóa cao và có giáo dục.

Nhà xuất bản Voenizdat đã kịp thời đề nghị tôi viết một cuốn sách hồi tưởng thời gian ở Việt Nam trên cương vị cố vấn quân sự cao cấp của CHXHCN Việt Nam. Tôi phải thừa nhận, viết cuốn sách này là rất khó khăn. Nó là một cuốn sách có những xử lý sự kiện bất thường và rất khó khăn. Nhưng mục đích cao quý của nó - chia sẻ kinh nghiệm của mình cho thế hệ các sĩ quan Nga ngày nay đã khích lệ cảm hứng cho tôi khi lao động trong công việc khó khăn này.

Tôi đã ở Việt Nam trong ba năm rưỡi, và theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyên soái Liên Xô D.F.Ustinov, phụ trách luôn các đoàn cố vấn quân sự tại Lào và Campuchia. Trong thời gian đó tôi đã thực hành ghi nhật ký. Nhật ký trên chính là cơ sở hình thành của cuốn sách "Trên các bờ sông Mekong", mà bây giờ tôi giới thiệu để độc giả phán xét.

Hơn nữa, khi sử dụng nhật ký, tôi đã có cơ hội thể hiện tính năng động trong công việc của trưởng cố vấn quân sự và đoàn cố vấn của ông ta. Nếu không có nhật ký, việc biểu thị tính năng động trong công việc của đoàn cố vấn sẽ là không thể và không thuyết phục. Trong cuốn sách mà tôi viết, hoạt động của đoàn cố vấn và trưởng cố vấn quân sự được trình bày theo kiểu tài liệu. Cuốn sách này có thể xuất bản ngay cả tại CHXHCN Việt Nam, mà không sợ rằng ai đó sẽ tranh cãi sự kiện này kia trong cuộc sống của tập thể cộng đồng chúng tôi.

Tên của cuốn sách "Trên các bờ sông Mekong" không phải là tên đặt ngẫu nhiên. Thực tế con sông Mekong liên quan đến bốn quốc gia: Trung Quốc, Lào, Kampuchia và Việt Nam (một phần giáp giới với Miến Điện và Thái Lan). Con sông gắn kết các quốc gia này với nhau trong một thực thể toàn vẹn duy nhất. Sông Mekong trong thời gian bình thường cho thông thuyền 700 km tính từ cửa sông. Trong thời gian lũ lụt - mức đó được nâng lên tới 1600 km.
Trang chủ