Cuốn sách Đạo Đức Kinh là một tác phẩm cổ điển quan trọng nhất trong lịch sử văn hóa nhân loại, được tác giả Lão Tử biên soạn dưới thời Xuân thu – Chiến quốc. Đây là một thi phẩm với các câu thơ ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu để tạo hứng thú cho người đọc. Quyển sách bao gồm 81 chương được chia thành hai phần chính là Đạo kinh và Đức kinh, xoay quanh cách vấn đề triết học phương Đông như “Đạo”, “Đức”, “Vô vi” và “Phản phục”. Tư tưởng của Đạo đức kinh là đơn giản nhưng thâm sâu vi tế, áp dụng được cho mọi cấp, mọi ngành, và có thể giúp người đọc nhìn rõ bản sắc của nền văn hóa truyền thống trước trào lưu Tây phương hóa, làm được nhiều điều ơn ích và trị được căn bệnh trầm kha của thời đại. Cuốn sách được trình bày bằng 3 thứ tiếng: Hán, Việt và Anh, phiên bản mới nhất được dựa trên văn bản cổ nhất được khai quật vào cuối năm 1973, trong ngôi cổ mộ của viên thái thú Trường Sa thời nhà Hán được chôn vào ngày năm 168 TCN ở thôn Mã Vương Đôi, Hà Nam, Trung Quốc.